Người ta hay rỉ tai nhau: “Tam Hợp biến Tam tai”?
Câu này thường được hiểu như thế nào và như thế là đúng hay sai, hay nửa đúng nửa sai?
TAM HỢP & TAM TAI
(bài viết thể hiện quan điểm riêng của Sơn Chu)
Những khái niệm cơ bản
– ÂM DƯƠNG: là 2 trạng thái đối lập tồn tại trong 1 sự vật/ hiện tượng bất kì, nó quy luật chung nhất về hình thành và phát triện của tất cả thế giới vật chất/tinh thần theo quan điểm phương đông cổ đại.
– NGŨ HÀNH: là 5 dạng vật chất cơ bản gồm Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim, ngũ hành có 4 quy luật cơ bản gồm luật tương sinh và tương khắc mang tính định tính, và tương thừa, tương vũ mang tính định lượng. Các quy luật này nằm trong quy luật chung hơn là Âm Dương. Mọi sự vật hiện tượng đều có thể quy nạp về Ngũ hành dưới 1 hệ quy chiếu nhất định.
– ĐỊA CHI là 12 ký hiệu gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi ,Thân, Dậu, Tuất, Hợi ban đầu dùng mô tả 12 thời điểm/trạng thái trong vòng sinh trưởng của Thực Vật. Về sau ứng dụng làm phép đếm, phép đánh số. Nó cũng giống như ta ký hiệu 1, 2,3,4, hay A,B,C hay I, II, III,…. Địa chi được quy nạp về Âm dương Ngũ hành 12 Chi cùng với 10 Thiên Can ghép với nhau tạo thành 1 hệ đếm cơ số 60, thường dùng trong phép ghi chép lịch.
–TAM TÀI: là học thuyết cho rằng với ý niệm đơn giản là có 3 nhóm đối tượng là TRỜI, ĐẤT & NHÂN đại diện cho KHÔNG GIAN, THỜI GIAN & CON NGƯỜI. Chúng có cùng quy luật hình thành vận động, và phát triển. CÓ TÍNH ĐỒNG BỘ HÓA CAO, thông qua đánh giá 1 trong 3 có thể biết và dự đoán được 2 thứ còn lại.
TÌM HIỂU VỀ TAM HỢP
12 địa chi có ứng dụng phổ biến là đem sử dụng để ký hiệu Phương hướng, ghi chép Thời gian và PHân loại Con người . Vì theo thuyết Tam Tài phương hướng (thuộc ĐỊa) và THời gian (thuộc Thiên) là đồng nhất nên để đơn giản chỉ cần xét 1 là phương hướng thôi là suy ra được 2 thứ còn lại.
Nếu xét 1 vòng tròn mặt phẳng 360 độ và chia làm 12 phần bằng nhau, mỗi phần 30 độ tương ứng với 1 Địa Chi ta thấy:
- Xét 1 vị trí bất kỳ chẳng hạn là Tý, ta thấy có thể tạo ra các nhóm vị trí với nó: 1,2,3 từ đó tạo ra các bộ 2,3,4 vị trí luôn ở vị trí cân bằng và hoặc đối xứng qua tâm hoặc qua trục. Đặc biệt nhóm 3 phần tử có tính đối xứng cân bằng nhất, chúng tạo với nhau thành 1 tam giác đều ( “Ô hay núi cứ ba hòn nhỉ – Cứ kết Liền nhau đến lạ kỳ”, “Dù ai nói ngả nói nghiêng. Long ta vẫn vững như kiềng ba chân”, Liên kết 3 nguyên tử của phân tử Kim Cương,…). Từ đó ta thấy có 4 bộ 3 (gọi là tam hợp):
- 1.Thân- Tý -Thìn
- 2.Tị-Dậu-Sửu
- 3.Dần-Ngọ-Tuất
- 4.Hợi-Mão Mùi
- Theo Thuyết Tam Tài không gian nó có quy luật bền vững thế thì thời gian cũng vậy, dĩ nhiên những người sinh vào thời gian nào đó và được quy nạp cho thời gian ấy (như người sinh năm 1980 gọi là người tuổi Thân, người sinh năm 1984 gọi là người tuổi Tý, người sinh năm 1988 gọi là người tuổi Thìn) cũng sẽ được “đồng bộ hóa” theo nghĩa TAM HỢP là bền vững.
- -Ở đây thiếu 1 trong 3 sẽ không hình thành 1 bộ tam hợp mà người ta chỉ gọi là 1 bộ BÁN TAM HỢP mà thôi, tính chất liên kết lỏng lẻo hơn nhiều, không được cho là tốt đẹp như bộ 3.
TAM TAI LÀ GÌ?
Cái khái niệm này được sinh ra từ mãi sau này khi người ta đem Âm dương, Ngũ Hành quy nạp vào 12 địa chi, cộng thêm việc định nghĩa ra 1 chu trình mang tính quy luật sinh trưởng của vạn vật gồm 12 trạng thái ( thuật ngữ gọi là vòng trường sinh gồm: Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dương. Đối khi được giản lược thành Sinh-Lão(Suy)-Bệnh-Tử).
Những cái/thứ/sự kiện/hiện tượng/người…. thuộc hành Thủy:
- Bắt đầu khởi năng lượng từ vị trí/thời điểm Thân (ta nói là sinh ra ở Thân)
- Tăng dần qua các vị trí Dâu, Tuất, Hơi và đạt max level ở vị trí/thời điểm Tí (ta nói là Vượng tại Tí)
- Và bắt đầu giảm dần qua các vị trí Sửu, Dần, Mão cho đến Thìn thì “hết đạn” “cạn kiệt năng lượng”, chờ thời cơ trở lại (ta gọi là Mộ tại Thìn)
Ở đây có chú ý rằng trong quá trình đi ấy thì trước khi nó cạn kiêt thì 3 trạng thái Dần, Mão, Thìn là 3 trạng thái kém nhất, đói năng lượng nhất của hành Thủy. Mà khi đã “bần cùng tất sinh đạo tặc”, nhiều cái bất ổn xảy ra. Thế nên dân gian gọi nó là 3 thời điểm của Tai họa, chính là cái TAM TAI ta hay nghe thấy.
Như vậy Tam Tai với hành THỦY bản chất là 3 thời điểm năng lượng kém nhất (có tính liên tiếp gồm Dần, Mão, Thìn) của những sự vật sự việc, con người THUỘC THỦY (làm thế nào để biết nó thuôc thủy thì xét sau, với con người thì hay được quy nạp theo năm sinh +phép nạp âm ngũ hành, xin tự google).
Với các suy luận tương tự ta cũng có:
👉Hành Mộc có 3 thời điểm Tam Tai là Tị Ngọ Mùi
👉Hành Hỏa có 3 thời điểm Tam Tai là Thân Dậu Tuất
👉Hành Kim có 3 thời điểm Tam Tai là Hợi Tý Sửu
Riêng hành Thổ không có không thấy ai nói đến vòng sinh trưởng của nó, không phải là không có đâu, mà có lý do của nó,, phần này xin dành cho các bạn nghiên cứu sâu hơn sẽ thấy
KẾT LUẬN
– TAM HỢP LÀ 1 TEAM ( bộ 3 không gian, thời gian hoặc con người hoặc kết hợp cả không gian thời gian con người) vững chắc nhất, thiếu dủ chỉ 1 thì không gọi là 1 Tam hợp
– TAM TAI không liên quan gì đến TAM HỢP, nó là khái niệm khác, dù vẫn thấy dùng Tý Sửu, Dần,…Tuất Hợi để ký hiệu,
– Tại sao người ta vẫn nói và sợ câu “Tam Hợp biến Tam Tai“: Đây chính là nguyên lý của học thuyết âm dương: Vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản. Thứ gì đến giới hạn tốt đẹp rất dễ chuyển dần sang xấu xa và ngược lại ( giống câu ; “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” “Tam Nam (dương) bất phú. Tứ nữ (cực âm) bất bần”,…)
ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ
– Người tuổi Tý nên kết hợp với người tuổi Thân, Thìn nhưng phải đủ 3, thiếu 1 thì những thời gian mà có địa chi là đia chi Thiếu ấy sẽ hội đủ yếu tố Tam hợp, nghĩa là bền vững, liên thông. Tuy nhiên vì lý thuyết này phổ quát quá nên cũng chỉ mang tính tương đối
– TAM TAI nên được hiểu cho đúng, đừng có lo sợ về cái gọi là Tam Hợp Biến Tam Tai
Tác giả: Sơn Chu – Học viện Lý số