PHẦN 1: THẤT CHÍNH TỨ DƯ
Môn mệnh lý ‘ Thất Chính Tứ Dư’ thuộc hệ thống ngũ hành chiêm tinh. ” Thất Chính” là chỉ các tinh diệu: Nhật, Nguyệt, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. ” Tứ dư” là chỉ bốn hư tinh: Tử khí, Nguyệt bột, La hầu, Kế đô. Thất Chính Tứ Dư đoán mệnh bằng cách lấy năm, tháng, ngày, giờ sinh của một người để quan sát các sao trong nhóm Thất chính Tứ dư, xen ở cung miếu vượng thế nào, rồi xác định độ số của vòng Nhị thập bát tú, để biết cát hung của đời người.
Dưới đây xin giới thiệu sơ lược các bước lập tinh bàn của khoa Thất chính tứ dư:
- Xác định bát tự sinh thần của mệnh tạo, tức tư liệu năm, tháng, ngày, giờ để đổi ra tám chữ can chi.
- Căn cứ can của năm sinh để tra bảng thần sát thuộc năm sinh trong 60 giáp tí.
- Dựa vào can chi của năm sinh để để liệt kê các hóa diệu, bài bố các sao Thiên lộc, Thiên Ám, Thiên phúc, Thiên Hao, Thiên Âm, Thiên quý, Thiên hình, Thiên ấn, Thiên tù và Thiên quyền.
- Dựa vào can của năm sinh để an Thập nhị Trưởng sinh.
- Căn cứ can chi của năm sinh để liệt kê các thần sát đặc biệt thường dùng và các sao tương quan với nhóm Thất chính tứ dư.
- Định cung mệnh : lấy cung vị có nhật đến, khởi đầu bằng chi của giờ sinh đếm cho đến mão.
- Từ cung Mệnh đi nghịch chiều kim đồng hồ để phân bố 12 cung theo thứ tự như sau: cung mệnh, cung tài bạch, cung huynh đệ, cung điền trạch, cung tử nữ, cung bộc dịch, cung phu thê, cung tật ách, cung quan lộc, cung phúc đức, cung tướng mạo.
- Định mệnh độ: láy độ số quỹ tích cyar Nhật để tra xem cung mệnh cùng rơi vào độ số nào, tức là mệnh độ ở vào độ nào, tú nào của nhị thập bát tú
- Định cung thân: Xem Nguyệt Lượng ( Thái Âm ) ở cung nào trong mười hai cung hoàng đạo.
- Chú ý tuế sai sau khi điều chình bằng lượng thiên xích mới, xem các tinh tú vào tú độ nào tại kinh độ của hoàng đạo hồi quy.
- Lấy thất chính tứ dư trong lịch biểu hoàng đạo hồi quy, tính toán từng cái một rồi dùng lượng thiên xích mới mà điền vào vị trí thích hợp.
- Định hành hạn ( Tức đại hạn ): Từ ngày sinh đếm nghịch đến trước một trung khí của giờ nào đó, ngày nào đó; dựa vào nguyên tắc tâm nhật thất tuế ( cứ ba ngày là tương ứng với một năm) mà tính, rồi từ cung tướng mạo quy các năm nào đó vào đại hạn mười năm, sau đó làn lượt tính ra số năm đại hạn mà các cung quản hạt.
Khi nghiên cứu thất chính tứ dư cần đặc biệt chú ý đến một điều, đó là dung hoàng đạo hằng tinh hay hoàng đạo hồi quy? Chiêm tinh học của Ấn độ thì nhất quán sử dụng hoàng đạo hằng tinh, cho nên thất chính tứ dư gian đoạn đầu, thuyết kết hợp thời ứng cũng cùng một tiêu chuẩn, vấn đề các nhà thiên văn học Trung Hoa nhắm tới đây là kinh tuyến và vĩ tuyến của thiên xích đạo để ghi chéo các vị trí của hằng tinh.
Như đã nói, thời xưa thân phận của chiêm tinh gia và nhà thiên văn lẫn lộn với nhau, vì vậy người sử dụng môn mệnh ý Thất chính tứ dư cũng phải biết quan sát hiện tượng. Nhưng đương thời họ sử dụng tiêu chuẩn nào? Nếu như tiêu chuẩn sử dụng khác nhau thì sao? Hoặc trực tiếp lấy 12 cung hoàng đạo hằng tinh trong Thập nhị bát tú của Trung Hoa phối với 12 địa chi để luận đoán thì sao? Cứ giả thiết là trực tiếp sử dụng lịch biểu hoàng đọa hằng tinh của thất chính tứ dư, cấn đề này có lẽ cũng đã trải qua nhiều thời đại ma sát thực thế mới có thể tìm ra số công ước, nhưng tuyệt đối phải thâm nhập thật sâu, nếu không sẽ nảy sinh sai số về độ chuyển dộng của nhị thập bát tú, độ chuyển động của thất chính tứ dư cũng theo đó mà khác nhau, việc thuyển thích thiên tượng đương nhiên có thể sai lệch về ngàn dặm.