Chủ Nhật, Tháng năm 25, 2025
BỐC DỊCH
No Result
View All Result
  • Login
  • Kinh dịch
  • Bát tự
  • Tử vi
  • Kiến thức tổng hợp
  • Gieo Quẻ Kinh Dịch
    • Gieo quẻ Mai hoa ( Giờ động tâm )
    • Gieo quẻ bằng Serial tiền
    • Gieo bằng đồng xu
    • Gieo quẻ
    • Gieo quẻ bằng SĐT
  • Kinh dịch
  • Bát tự
  • Tử vi
  • Kiến thức tổng hợp
  • Gieo Quẻ Kinh Dịch
    • Gieo quẻ Mai hoa ( Giờ động tâm )
    • Gieo quẻ bằng Serial tiền
    • Gieo bằng đồng xu
    • Gieo quẻ
    • Gieo quẻ bằng SĐT
No Result
View All Result
Bốc Dịch
No Result
View All Result
Home Bát tự

Luận Mộc

-HT- by -HT-
07/17/2019
in00 Bát tự
0
Luận Mộc
0
SHARES
82
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Mộc tính vươn cao không có giới hạn, khí trọng thì muốn kim sử dụng sai khiến, mộc đắc kim, đức tuy cao mà vẫn chịu ràng buộc, luôn thích thổ trọng, đó là lúc gốc rễ cuộn sâu vững chắc, thổ ít là cái họa cành nhánh tốt tươi mà gốc rễ đang nguy (đất ít thì rễ cây không thể phát triển được). Mộc nhờ thủy sinh, tưới ít thì dễ chịu, tưới nhiều thì bị trôi.

Giáp Tý, Ất Hợi là cội nguồn của mộc; Giáp Dần, Ất Mão là quê hương của mộc; Giáp Thìn, Ất Tị là nơi mộc sinh trưởng, đều là Hoạt mộc vậy. Giáp Thân, Ất Dậu mộc thụ khắc; Giáp Ngọ, Ất Mùi mộc tự diệt (Ngọ, Mùi là đất tử, mộ của mộc); Giáp Tuất, Ất Sửu kim khắc mộc, đều là Tử mộc vậy. Sinh mộc đắc hỏa mà thanh tú, Bính Đinh như nhau (đều là hỏa); Tử mộc đắc kim mà thành tựu, (gặp) Canh Tân tất có lợi. Sinh mộc thấy kim thì tự làm hại mình, tử mộc thấy hỏa thì tự bốc cháy, không có gió thì cháy hết mới thôi, tình thế này thật hỗn loạn. Gặp thủy biến hóa trở lại nguyên gốc, tình thế đó cũng là tận cùng vậy. Kim mộc cân bằng, cách thành tuyệt đỉnh. Nếu hướng mùa thu mà sinh trưởng, ngược lại bị búa rìu làm tổn thương, bởi sinh mùa thu kị kim trọng.

READ ALSO

TÁC DỤNG CỦA DỤNG THẦN VÀ ĐOÁN NGHIỆM CÁT – HUNG

“ THỂ DỤNG ” TRONG TỨ TRỤ MỆNH LÝ HỌC

Tổng luận mộc tính, mặt trời chiếu rọi để mầm cây nhú ra, vui mừng hướng tới sự tươi tốt, nói rằng “vươn cao” là như vậy, khí đó tiết ra phân tán khắp nơi mà không chịu ràng buộc câu thúc. Kim là khí túc sát, có tính chất thu liễm, vừa vặn trị được bệnh mộc khí phân tán phát tiết. Mộc trọng thì dụng kim, nhưng vẫn không xa rời thổ, thổ không những có thể sinh kim mà còn có thể bồi đắp thêm cho mộc, mộc khắc thổ là Tài, nhưng lại giúp hỏa khắc kim, kim khắc mộc, có bất đồng, chính là vì thổ có công mà phản sinh vậy. Thủy là Ấn của mộc, nhưng thủy ít thì kém sinh mộc, thủy nhiều thì ngược lại làm cản trở sinh cơ của mộc. Mộc có phân biệt thành Hoạt mộc và Tử mộc. Lấy 12 cung phương vị mà luận, từ vị trí Trường sinh đến Suy, sức sống của mộc lần lượt được thông suốt; từ Bệnh Tử đến Thai Dưỡng, đa phần mộc bị úa tàn, bởi thế Giáp Thìn, Giáp Dần, Giáp Tý, Ất Hợi, Ất Mão, Ất Sửu đều là Hoạt mộc vậy; Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất, Ất Tị, Ất Mùi, Ất Dậu đều là Tử mộc vậy (lấy Giáp Tý, Ất Sửu làm Tử mộc, Giáp Tuất, Ất Tị làm Hoạt mộc, lý lẽ này e không phù hợp, có thể do nói theo nạp âm vậy). Hoạt mộc gặp hỏa thì thành tượng thông minh (sáng sủa), gặp kim thì chịu thương tổn mà thành khí lương đống (rường cột), gặp hỏa thì tự bốc cháy, gặp thủy thì trôi nổi. Nhưng mà trong đó cũng có phân biệt, như mộc mùa Thu thì thích hợp với kim, mộc mùa Hạ thì thích hợp với thủy, sẽ nói rõ ở đoạn dưới. Kim mộc tương chế thành cách, gọi là Trác luân (tuyệt đỉnh), đứng đầu trong thượng cách (tương bằng, tương chế giống như trong trụ có 4 mộc 4 kim, lưỡng thần thành tượng vậy). Nhưng mà sinh vào ba tháng mùa Thu, mộc khí đã tận, kim thần tư lệnh, tuy can chi tương bằng thì mộc vẫn cứ bị kim làm tổn thương, cho nên mộc mùa Thu thấy kim, nhất định cần hỏa chế vậy. Phàm lưỡng thần thành tượng, cần xem kỹ khí của nguyệt lệnh để phân ra cường nhược, không chỉ có mộc mùa Thu là phải như vậy.

Mộc ở tháng mùa Xuân, khí hàn lạnh vẫn còn tồn tại, mừng có hỏa làm ấm thì đầy đủ tốt đẹp mà thông suốt, mượn thủy trợ giúp mà tránh họa bị khô héo. Đầu Xuân âm khí dày và ẩm thấp, nên rễ bị tổn hại mà cành lá úa tàn, bởi vậy không hợp với thủy thịnh. Mộc mùa Xuân dương khí khô hanh, lá héo gốc khô thì không thể không có thủy, dùng cả thủy hỏa đến cứu giúp thì mới trở thành tốt đẹp.

Mộc, cũng giống như khí hậu của ba tháng mùa xuân, khí của nó là dương hòa vậy. Luận nghi kị (thích nghi và đố kỵ), cần phân rõ ba thời điểm: sau tiết Lập Xuân và trước Vũ Thủy là đầu mùa Xuân; sau Vũ Thủy trước Cốc Vũ, là giữa Xuân; sau Cốc Vũ là cuối Xuân. Trong hai tháng giữa Xuân, lại phân chia thành trước và sau Xuân Phân, nói dư khí hàn lạnh còn tồn tại là chỉ đầu mùa Xuân vậy. Được Bính hỏa sưởi ấm thì đủ vinh hoa, thấy thủy nhiều thì khô héo hết sạch; hoặc Bính hỏa xuất ra can, địa chi phối hợp với 1,2 điểm thủy, thì được ngay công cứu giúp, nếu thủy nhiều thì gốc tổn cành khô, trái lại sẽ làm tổn hại đến sinh lực, như vậy mới nói Đầu mùa Xuân thì chuyên lấy Bính hỏa làm dụng vậy. Giữa Xuân dương khí dần dần mạnh thêm, thích hợp cùng dùng thủy hỏa. Đầu Xuân dụng hỏa có thể làm thiếu thủy nhưng giữa xuân dụng hỏa không thể không có thủy. Đầu mùa Xuân thì lấy Điều hậu, chuyên dụng Bính hỏa, giữa Xuân thì lấy sự sáng sủa nên công lao của Bính Đinh đều như nhau, gọi là sinh mộc được hỏa thì thanh tú vậy. Cuối Xuân, khí dương mạnh mẽ mà mộc khát khô, thiếu thủy thì không được, không có Thủy thì gốc khô cành héo, cho dù địa chi hội thành mộc cục, thành cách Khúc trực người sống thọ, nhưng không có Quý sinh phù không thể đạt được sự cao quý vậy. Trên đây là luận Xuân mộc thấy thủy thấy hỏa.

Related Posts

TÁC DỤNG CỦA DỤNG THẦN VÀ ĐOÁN NGHIỆM CÁT – HUNG
Bát tự

TÁC DỤNG CỦA DỤNG THẦN VÀ ĐOÁN NGHIỆM CÁT – HUNG

09/30/2019
“ THỂ DỤNG ” TRONG TỨ TRỤ MỆNH LÝ HỌC
Bát tự

“ THỂ DỤNG ” TRONG TỨ TRỤ MỆNH LÝ HỌC

09/28/2019
Dung than nhat chu
Bát tự

NHẬT CHỦ DỤNG THẦN

09/27/2019
Năng lực ngũ hành
Bát tự

Năng lực ngũ hành

09/17/2019
Phép đọc Tượng cung vị
Bát tự

Phép đọc Tượng cung vị

09/08/2019
Phép đọc tượng “Độc Vô”
Bát tự

Phép đọc tượng “Độc Vô”

09/07/2019
Next Post
LUẬN TỨ HÓA

LUẬN TỨ HÓA

No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Mai hoa dịch số
  • Chia sẻ Sổ tay tra cứu Tử Vi
  • Quẻ kinh dịch – Phong Địa Quán
  • Quẻ Kinh Dịch – Thiên Địa Bĩ
  • Quẻ Kinh Dịch – Thiên Sơn Độn

Bình luận gần đây

  • Nhôm kính phát nhuận trong Đại vận hoặc lưu niên Thiên phủ
  • Duc trong Thần sát trong dự đoán lục hào
  • Bích hà trong Phương pháp hoá giải Kim xà thiết toả
  • Annam trong Phương pháp hoá giải Kim xà thiết toả
  • Trần Phương Quỳnh trong Phương pháp hoá giải Kim xà thiết toả

Lưu trữ

  • Tháng sáu 2020
  • Tháng năm 2020
  • Tháng tư 2020
  • Tháng ba 2020
  • Tháng hai 2020
  • Tháng Một 2020
  • Tháng mười hai 2019
  • Tháng mười một 2019
  • Tháng mười 2019
  • Tháng chín 2019
  • Tháng tám 2019
  • Tháng bảy 2019

Danh mục

  • Bát tự
  • Kiến thức tổng hợp
  • Kinh dịch
  • Kinh dịch nghiệm lý
  • Lịch pháp
  • Nghiên cứu Tử vi
  • Phong thủy
  • Tử vi
  • Tử vi hàng ngày
  • Tử vi nghiệm lý
  • Tướng pháp
  • Uncategorized
  • Ý nghĩa 64 quẻ Kinh Dịch

Meta

  • Đăng nhập
  • RSS bài viết
  • RSS bình luận
  • WordPress.org

Danh mục

  • Bát tự
  • Kiến thức tổng hợp
  • Kinh dịch
  • Kinh dịch nghiệm lý
  • Lịch pháp
  • Nghiên cứu Tử vi
  • Phong thủy
  • Tử vi
  • Tử vi hàng ngày
  • Tử vi nghiệm lý
  • Tướng pháp
  • Uncategorized
  • Ý nghĩa 64 quẻ Kinh Dịch

Recent Posts

  • Mai hoa dịch số
  • Chia sẻ Sổ tay tra cứu Tử Vi
  • Quẻ kinh dịch – Phong Địa Quán
  • Quẻ Kinh Dịch – Thiên Địa Bĩ

Liên kết

  • Học viện Lý số
  • Học quán Sơn Chu
  • Vũ Phác
  • Buy JNews
  • Landing Page
  • Documentation
  • Support Forum

© 2022 Bốc Dịch

No Result
View All Result
  • Homepages
    • Home Page 1
    • Home Page 2

© 2022 Bốc Dịch

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In