Thế thì đối với mệnh cục cụ thể , chúng ta nên phán đoán thể và dụng của mệnh cục như thế nào ?
Thứ nhất , nếu mệnh cục không tồn tại cách cục , thì thể chính là nhật chủ , không có dụng thần .
Thứ hai , nếu mệnh cục có tồn tại cách cục , hơn nữa cách cục thuộc về chính bát cách ( đã nói trong quyển thượng ) , thì thể chính là nhật chủ , còn dụng thần , chính là quan tinh , thất sát , tài tinh , ấn thụ , thực thần , thương quan , tỷ kiến , kiếp tài giúp cho khí ngũ hành của mệnh cục trung chính , bình hòa thông qua việc phù sức hoặc ức chế nhật chủ .
Thứ ba , nếu mệnh cục tồn tại cách cục , hơn nữa , cách cục chính là biến bát cách , thì thể chính là khí tượng mà mệnh cục tòng theo , còn dụng thần chính là vượng thế mà nó theo , đồng thời là thiên can địa chỉ sinh trợ , phù sức cho khí ngũ hành của khí tượng .
Thứ tư , nếu mệnh cục tồn tại cách cục , hơn thế cách cục là hóa tượng cách cục , tức là nhật chủ và thiên can khác tương hợp mà hóa , thế thì trong cách cục chân hóa , thể chính là hóa thần , nếu khí thế của hóa thần vượng thịnh hữu dư , dụng thần chính là thiên can địa chi tiết vượng thế của hóa thân ; nếu khí thế của hóa thân suy nhược không đủ , thì dụng thần chính là thiên can địa chi sinh trợ giúp sức cho hóa thân .
Thứ năm , nếu mệnh cục tồn tại cách cục , hơn thế cách cục là ngũ – cách chuyên vượng , tức là Khúc trực cách , Viêm thương cách , Nhuận hạ cách , Tòng cách cách , Giá sắc cách , thì thể chính là cách tượng , còn dụng thần chính là thiên can địa chi căn cứ vào hợp hay không hợp của cách cục để có thể sinh trợ cho khí tượng , hoặc là thực thân thương quan , hoặc là tài tinh .