Sau khi tìm hiểu vắn tắt một số kiến thức về bói toán, bây giờ chúng ta xem lại công dụng của việc xem bói của người xưa. Xem bói là lợi dụng hình dạng hiện ra của một số vật tự nhiên không có sinh mệnh để dự đoán lành dữ. Người xưa cho rằng, qua quá trình cầu thần thánh để xem bói, những vật tự nhiên đó cũng sẽ nhận được ý nghĩa tượng trưng của thần thánh, những hình dạng hiện ra của chúng không phải là kết quả do người tạo ra mà là do thần linh và Trời trao cho, là sự gợi ý hoặc răn đe của thần linh. Người ta phải dựa vào lời gợi ý hoặc răn đe của thần linh để hướng tới điều lành tránh điều dữ, tạo phúc và tránh hoạ. Họ cho rằng Thần linh là vạn năng, không có chỗ nào không biết, không có việc gì không hay. Chỉ cần thành tâm tin theo, sẽ nhất định có thể nhận được sự giúp đỡ của thần linh. Vì thế, theo yêu cầu và mục đích của người xin bói, việc bói cũng sẽ có nhiều tác dụng.
Công dụng của việc bói toán đã được ghi lại trong sách “Sử kí – Quy sách truyện” có tới hơn 20 loại, trong đó có “bốc tài”, ”bốc cư”, “bốc tuế”, “bốc thiên”, “bốc đề” v.v… Nhưng trên thực tế, việc bói toán không có chỗ nào không đúng, người ta có mục đích gì, có yêu cầu gì, có tâm nguyện gì, đều có thể thông qua việc bói toán để cầu sự gợi ý của thần linh.
Thời thượng cổ, việc bói cỏ thi do Bốc quan phụ trách, phần lớn dùng đế dự đoán các việc lớn của Quốc gia và quân sự, thường hay gặp có “bốc thế”, “bốc niên”, “bốc giao”, “bốc thực”, “bốc tuế”. Bốc thế chính là dùng cỏ thi hoặc mai rùa để dự đoán số đời truyền quốc. Bốc niên chính là dự đoán số năm các vương hầu hưởng quốc. Bốc giao là dự đoán ngày tốt để tế lễ. Bốc thực là chọn địa điểm làm quốc đô. Bốc tuế là để dự đoán năm tới được mùa hay thất thu.
Khi xem bói “quân quốc đại sự” có 3 nguyên tắc: một là trước dùng cỏ thi đoán, sau bói. Người xưa cho rằng vật trước tiên có tượng, sau có số, rùa là xem tượng, còn đoán cỏ thi là bằng số. Khi bói cỏ thi thì trước tiên lấy cỏ thi để đoán, nếu được số tốt thì không cần phải bói nữa. Nếu không tốt thì sẽ bói tượng của nó.
Hai là đoán bói không quá 3 lần. Người xưa xem bói là để cầu điều tốt lành. Nhưng đôi khi không phải là hễ bói là có thể đạt được điềm tốt lành. Bói lần đầu không tốt, có thể bói lại lần thứ 2, thứ 3. Nếu lần thứ 3 bói đạt được vẫn không tốt, thì không có thể lại bói lần thứ 4. Người xưa cho rằng, cho dù lần thứ 4 bói có đạt được điềm tốt thì cũng không linh nghiệm. Vì thế thông thường bói 3 lần vẫn không phải là điềm tốt, thì công việc cần làm đó sẽ tạm thời dừng lại, đợi chọn được ngày tốt lại bói lại. Điều này được gọi là xem bói không quá 3 lần. Người đời sau thường nói là ”Sự bất quá tam” chính là từ “bói bất quá
tam” chuyển âm mà ra.
Ba là đoán bói không bắt chước nhau. Đoán bói trước tiên dùng đoán bằng cỏ thi, sau mới bói, nếu đoán bằng cỏ thi không tốt có thể bói lại ; nếu bói lại mà không tốt, thì không thể chọn lại cỏ thi. Người xưa cho rằng bói là tượng còn đoán cỏ thi là số. Vật trước tiên có tượng, sau có số, tượng số không thể đổi chỗ cho nhau. Vì thế, cho dù bói mà không tốt có thể bói lại, nhưng ngược lại không thể đoán cỏ thi lại.
Ba điều trên có thể nói là những nguyên tắc thời Thượng cổ khi bói cỏ thi phải tuân theo. Còn khi bói cỏ thi thì Bốc quan phải tắm giặt thay quần áo đốt hương cầu khấn là những điều cần phải làm, về sau thuật bói cỏ thi lưu truyền trong dần gian thì công dụng của nó ngày càng rộng rãi. Từ hai nhà Tần Hán về sau, thuật bói cỏ thi đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Còn việc quốc gia quân sự thì thường dùng quẻ trong “Kinh Dịch” và “Chiêm tinh” để dự đoán cát hung. Bói cỏ thi đã từ cung điện nguy nga của những kẻ thống trị đến với dân gian, thuật bói cỏ thi do đó được phát triển nhanh chóng và được dùng rộng rãi vào cuộc sống đời thường của mọi người. Nhiều người tin tưởng Thần linh mỗi khi gặp phải việc gì khó khăn không quyết định nổi hoặc một số việc khác vẫn thường có ý thức mượn các thuật sĩ để chiêm bốc.
Công cụ gieo quẻ theo phương pháp bói cỏ thi: https://bocdich.com/gieoque/