Chương 4, Hào động tĩnh cùng sinh khắc
Hào động
Trong quẻ có hào Lão Âm, Lão Dương là hào biến hóa, xưng là hào động, hào động mà biến hóa ra gọi là hào biến hoặc là hào hóa, bởi vì hào động trong quẻ gốc (tức là lúc chúng ta khởi quẻ được quẻ) biến hóa mà suy diễn ra được quẻ mới gọi là quẻ biến, trong quẻ biến chỉ xem hào biến tác dụng sinh khắc xung hợp mộ đối với vị trí hào động trong quẻ gốc.
Như VD quẻ 2-1:
Càn cung: Hỏa Thiên đại hữu (quẻ Quy hồn) | Cấn cung: Sơn Thiên đại súc |
【 Quẻ gốc 】 | 【 Quẻ biến 】 |
Quan quỷ Kỷ Tị hỏa ━━ Ứng | ━━ |
Phụ mẫu Kỷ Mùi thổ ━ ━ | ━ ━ |
Huynh đệ Kỷ Dậu kim ━━ ○→ | Phụ mẫu Bính Tuất thổ ━ ━ |
Phụ mẫu Giáp Thìn thổ ━━ Thế | ━━ |
Thê tài Giáp Dần mộc ━━ | ━━ |
Tử tôn Giáp Tý thủy ━━ | ━━ |
Trong quẻ này là hào Huynh đệ phát động hóa ra hào Phụ mẫu, mà bởi vì hào Huynh đệ phát động cũng khiến cho quẻ phát sinh biến hóa, tức là trên cơ sở ở quẻ gốc nắm hào phát động mà bỗng chốc biến hóa, (Âm biến dương hoặc là dương biến âm) còn lại các hào khác trong quẻ là không biến, tức là biến hóa thành quẻ khác.
Chú thích: Lúc toàn quẻ chỉ có một hào phát động, chúng ta gọi loại quẻ này là quẻ độc phát, như quẻ ở trên.
Hào tĩnh
1, Trong quẻ hào Thiếu âm, Thiếu dương không có biến hóa, thì sẽ không phát động, cho nên gọi là hào tĩnh. Lúc toàn quẻ có một hào là hào tĩnh, chúng ta gọi là loại quẻ này là quẻ độc tĩnh. Như ví dụ quẻ 2-2:
Càn cung: Càn vi Thiên (Quẻ Lục xung) | Đoài cung: Địa Sơn khiêm |
【 Quẻ gốc 】 | 【 Quẻ biến 】 |
Phụ mẫu Nhâm Tuất thổ ━━ Thế ○→ | Huynh đệ Quý Dậu kim ━ ━ |
Huynh đệ Nhâm Thân kim ━━ ○→ | Tử tôn Quý Hợi thủy ━ ━ Thế |
Quan quỷ Nhâm Ngọ hỏa ━━ ○→ | Phụ mẫu Quý Sửu thổ ━ ━ |
Phụ mẫu Giáp Thìn thổ ━━ Ứng | ━━ |
Thê tài giáp dần mộc ━━ ○→ | Quan quỷ Bính Ngọ hỏa ━ ━ Ứng |
Tử tôn giáp tử thủy ━━ ○→ | Phụ mẫu Bính Thìn thổ ━ ━ |
2, Lúc toàn quẻ không có hào nào động thì xưng là quẻ tĩnh, như ở VD quẻ 2-3:
Chấn cung: Địa Phong thăng
【Quẻ gốc】
Quan quỷ Quý Dậu kim ━ ━
Phụ mẫu Quý Hợi thủy ━ ━
Thê tài Quý Sửu thổ ━ ━ Thế
Quan quỷ Tân Dậu kim ━━
Phụ mẫu Tân Hợi thủy ━━
Thê tài Tân Sửu thổ ━ ━ Ứng
Hào sinh và khắc
Lúc trong quẻ có hào động, hào động (bao gồm ám động) đối với hào khác có quyền sinh khắc, còn hào tĩnh không có quyền sinh khắc. Hào động là tất có nguyên nhân động, động tất có chỗ, cho nên hào động có quyền sinh khắc. Trong《 Tăng san Bốc Dịch 》(dưới đây gọi tắt là 《 Tăng 》) có nói: “Quẻ có hào động, động thì tất biến, hào biến ra, có thể sinh khắc xung hợp hào động quẻ gốc, không thể sinh khắc hào khác, còn hào khác cùng hào động quẻ gốc, cũng không thể sinh khắc hào biến.” Điều này nói rõ một vấn đề, đó là quyền sinh khắc của hào biến chỉ là đối với hào động của quẻ gốc mà nói. Mọi người cần phải chú ý đến một điểm này.
Lúc quẻ Tĩnh, hào vượng tướng có thể sinh khắc hào khác. Trong《 Tăng 》 có thuật: “Bởi vì vượng tướng, giống như người có lực vậy.” Cho nên có thể phù trợ hoặc là ức hiếp cái nhược. Sau khi chúng ta khởi quẻ ra được cần phải xem quan hệ sinh khắc giữa các hào quẻ mới phán đoán được tin tức vượng suy của hào quẻ, cho nên quan hệ sinh khắc giữa hào với hào trong mỗi quẻ đều cần phải tra nghiệm cẩn thận.
1, Hào biến có thể sinh, khắc hào động quẻ gốc, xưng là hào động hóa hồi đầu sinh hoặc hào động hóa hồi đầu khắc; Trong《 Tăng 》 có thuật: “Quẻ có hào động, động thì tất biến, hào biến ra, có thể sinh khắc xung hợp hào động quẻ gốc, không thể sinh khắc hào khác, còn hào khác cùng hào động quẻ gốc, cũng không thể sinh khắc hào biến.” Điều này nói rõ một vấn đề, đó là quyền sinh khắc của hào biến chỉ là đối với hào động của quẻ gốc mà nói. Mọi người cần phải chú ý đến một điểm này.)
1, Hào động có thể sinh khắc hào tĩnh, hào tĩnh không thể sinh khắc hào động;
2, Hào ám động có thể sinh khắc hào động khác hoặc là hào tĩnh;
3, Lúc quẻ tĩnh, hào vượng tướng có thể sinh khắc hào khác. (Trong《 Tăng san Bốc dịch 》 nói: “Bởi vì vượng tướng, giống như người có lực vậy.” Cho nên có thể phù trợ hoặc là ức hiếp cái nhược.)
Chú thích: Tình huống hào sinh khắc phải tra cẩn thận hào vượng suy mới phán đoán có năng lực sinh khắc hay không.
* Luận tác dụng can chi
1, Quan hệ tác dụng giữa ngũ hành:
+ Kim mộc thổ thủy hỏa — Quan hệ tương khắc thuận theo thứ tự;
+ Kim thủy mộc hỏa thổ — Quan hệ tương sinh thuận theo thứ tự;
2, Quan hệ ngũ hành sinh khắc giữa các thiên can giống như trên;
3, Quan hệ ngũ hành sinh khắc giữa các địa chi không hoàn toàn là như vậy:
① Quan hệ giữa Thìn Sửu Mùi Tuất tứ thổ cùng hỏa:
+ Thìn Sửu thấy Tị Ngọ hỏa — Thìn Sửu tăng lực, không luận làm mờ Tị Ngọ hỏa;
+ Thìn Sửu thấy Bính Đinh hỏa — Bính Đinh hỏa bị mờ;
+ Mùi Tuất thấy Tị Ngọ hỏa — Mùi Tuất tăng lực, Tị hỏa không giảm lực;
+ Ngọ thấy Mùi là hợp, Ngọ giảm Mùi tăng.
+ Mùi Tuất thấy Bính Đinh hỏa — Bính Đinh thụ thương.
② Quan hệ giữa Thìn Sửu Mùi Tuất tứ thổ cùng kim:
+ Thìn Sửu có thể sinh thiên can, địa chi kim;
+ Mùi Tuất có thể làm giòn thiên can, địa chi kim;
③ Quan hệ giữa Thìn Sửu Mùi Tuất tứ thổ cùng thủy:
+ Thìn Sửu không khắc Hợi Tý thủy. Nhưng khắc Nhâm Quý thủy, bản thân Thìn Sửu cũng giảm lực.
+ Hợi Tý thủy lúc thấy Thìn Sửu, đôi bên đều không giảm lực. Tức là thủy không bị tổn thương, thổ không hao lực.
+ Mùi Tuất khắc Hợi Tý thủy.
④ Quan hệ giữa Thìn Sửu Mùi Tuất tứ thổ cùng mộc:
+ Tuất Mão hỗ kiến — Tuất tăng lực, Mão giảm lực;
+ Mùi Mão hỗ kiến —— Là trói buộc nhau, đều giảm lực;
+ Dần khắc Thìn Sửu Mùi Tuất tứ thổ.
⑤ Quan hệ giữa Thìn Sửu Mùi Tuất tứ thổ với nhau:
1, Hình: Sửu Tuất hỗ hình, Thìn Mùi hỗ hình (đều giảm lực)
2, Xung: Thìn Tuất hỗ xung, Sửu Mùi hỗ xung.
⑥ Hình: Sửu Tuất hỗ hình, Thìn Mùi hỗ hình, Tị hình Dần, không luận Dần hình Tị, Dần kiến Tị hỏa, Dần mộc giảm lực, Tị tăng lực (trước tiết Vũ Thủy lực Dần mộc suy nhược, không khắc thủy, không sinh hỏa, gặp thủy giảm lực).
⑦ Xung: Tý xung Ngọ, Thìn xung Tuất, Sửu xung Mùi, Dần xung Thân, Mão xung Dậu, Tị xung Hợi.
Căn cứ tình huống cụ thể, có thể phân ra ba loại như sau:
1, Vượng xung nhược, Nhược thụ thương;
2, Nhược xung vượng, vượng càng vượng;
3, Cùng vượng suy, hai bên đều thụ thương, nhưng lực hào động lớn hơn hào tĩnh, chủ tĩnh hào thụ thương trọng
⑧ Hợp: Tý Sửu, song phương đều giảm. Dần Hợi, Dần tăng Hợi giảm.
Mão Tuất, Mão giảm Tuất tăng. Thìn Dậu, Thìn giảm Dậu tăng.
Tị Thân, song phương đều giảm. Ngọ Mùi, Ngọ giảm Mùi tăng.
⑨ Bán hợp: Tý Thìn, song phương đều giảm. Mão Mùi, song phương đều giảm lực.
Sửu Dậu, Sửu giảm Dậu tăng. Ngọ Tuất, Ngọ giảm Tuất tăng.
⑩ Lúc năm, tháng, ngày, giờ cung tham gia hợp bán thì không giảm lực, bởi vì thời gian là không giảm lực.
* Điều kiện tam hợp thành cục trong Quẻ
① Lúc trong quẻ có 3 hào động, có thể luận trói buộc.
② Lúc trong quẻ có 2 hào động, có thể cùng động xuất ra hào biến luận là hợp trói.
③ Lúc trong quẻ có 1 hào động, không thể lấy hợp bán luận.
④ Lúc trong quẻ không có bất cứ hào nào động, lúc có một chữ Tiên thiên Tuần Không, có thể luận là tam hợp bán.
Như: Lúc Thân Tý Thìn là tam hợp bán, mờ, giòn, hình, xung, là có thụ thương, có không thụ thương. Một chữ nào đó ở trong đó bị ảnh hưởng hợp thần, còn những tình huống khác là không trọng yếu. VD như: Năm Tân Tị khởi được Thân Tý Thìn, Tý thủy bang trợ hợp thần Bính Tân thủy, trong 3 chữ có một chữ bị ảnh hưởng lực hợp thần lớn, có điều kiện tam hợp bán, tuy có Ngọ xung Tý, nhưng vẫn cứ thành trói buộc.
⑤ Chữ cấu thành tam hợp bán cục chỉ cần có một chữ thụ thương, tức là không lấy cục thực luận, mà lấy cục hư luận, Thân Tý Thìn bán cục lúc có Tị hỏa thương thân, lấy Thân Tý Thìn hư mà luận, qua ngày giờ Tị hỏa thì lấy thực luận.
⑥ Trong toàn quẻ có hai tổ trở lên hoàn toàn không luận tam hợp bán cục, lấy sinh khắc luận, nhưng cần có 6 hào toàn động mà cấu thành tam hợp bán.
* Luận tác dụng hào quẻ
1, Cách không tác dụng.
2, Cách có Không tác dụng.
3, Thế Ứng tác dụng.
4, Động Động tác dụng.
5, Động Thế tác dụng.
6, Động Ứng tác dụng.
7, Phi Phục tác dụng.
8, Động Biến tác dụng.
9, Hào sơ cùng hào lục tác dụng.
10, Hào thế tuy không phải là Không, nhưng lúc có chữ Tuần Không hoặc là lúc vòng Hậu thiên có Không, hào thượng hạ có thể cách được tác dụng với hào Thế, hào Thế tuy không phải là Không, nhưng chỉ vì hư không, chẳng qua là bị động mà tiếp nhận hào khác đến tác dụng lẫn nhau, mà hào Không thì không thể chủ động mà đi tác dụng với hào khác.
* Luận Định vị Lục thân
(Luận hào thế là trung tâm)
Hào Thế là trung tâm, sinh thế là Phụ mẫu, khắc thế là Quan Sát, đồng thế là Tỉ Kiếp, Thế sinh là Thực Thương, Thế khắc là Tài. Trong quẻ lục thân không hiện đều xem hào Ứng;
Luận toàn bộ tin tức trong tự nhiên
Lấy Thế làm trung tâm loại tượng vạn vật:
+ Sinh thế:
1, Mẫu thân, thư tín, vải vóc, nước sơn, da, trang web;
Nói chung có tất cả hàm nghĩa bao trùm sự vật.
2, Nam trắc, Chính Ấn là mẹ. Nữ trắc Kiêu là mẹ.
3, Cùng vì lo lắng, kinh sợ, sợ hãi, ác mộng.
4, Kiêu thần còn đại biểu cha vợ.
Hào Thế là Chính Thiên Tài, đại biểu tất cả chỗ bản thân phối sự vật, nam trắc Chính Tài là vợ, là tiền lương, thu nhập chính đáng, Thiên Tài là cha, là tình nhân, là thu nhập ngoài tiền lương. Thiên Tài còn đại biểu tình huống sức khỏe thân thể. Lúc Tài tinh khởi tác dụng tốc, thì thân thể khỏe mạnh, lúc khởi tác dụng xấu, thì thân thể kém.
+ Khắc hào Thế là Quan Sát, đại biểu tất cả sự vật chế ước bản thân, nữ Thất Sát còn đại biểu làm ăn mua bán, tình nhân. Chính Quan là lãnh đạo nhỏ, cán bộ nhỏ. Thất Sát là quan lớn, nắm chắc thực quyền, hoặc là võ tướng, là thế lực hung lớn, cũng đại biểu là côn đồ lưu manh, kẻ xấu. Đầu lĩnh xã hội đen, hoặc là thành viên. Nhưng chủ yếu là chỉ công tác, làm ăn, xí nghiệp, là nguồn thu nhập của bản thân.
+ Hào Thế sinh là Thương Thực, đại biểu tất cả chỗ sự vụ của bản thân trả công. Nam trắc Thực là con trai, Thương là con gái. Nữ trắc Thực là con gái, Thương là con trai. Cũng đại biểu tác phẩm, mồ hôi, vật bài tiết, nhà xí. Cũng đại biểu năng lực lớn hay nhỏ, tài ăn nói, kỹ năng, khẩu thiệt, thị phi. Khởi tác dụng xấu hoặc là có tật cà lăm, ở trong bát tự đại biểu thực vật, như trẻ em ở tháng là không có sữa bú, là định Thực Thương khởi tác dụng xấu.
+ Đồng hào Thế là Tỉ Kiếp, đại biểu tất cả chỗ con người cùng bản thân là ngang nhau, còn đại biểu hao tài, đối thủ cạnh tranh. Lúc Tỉ Kiếp ở trong quẻ khởi tác dụng tốt, thì phát tài, có bạn bè trợ giúp. Lúc khởi tác dụng xấu, là phá tài, có người tranh tài, phá việc.
Thực thần còn đại biểu linh hồn, cơn mộng. Ấn là vỏ ngoài của con người, lúc hai chữ này đều là hung, là con người tử vong.
Tác giả: Lesoi