Khoa mệnh lý Đẩu Số còn gọi là Tử Vi Đẩu Số. Ngày nay lật xem các thư tịch liên quan đến Đẩu Số, có môt số tác giả vì để có tính hoàn chỉnh của việc mình được chân truyên, hoặc nhiều hoặc ít họ đều có một chuyên luận viết về khởi nguồn và diễn biến của môn Đẩu Số, nhưng nhìn chung các thuyết của họ, người viết phát hiện, nguồn gốc và lịch sử diễn biến của khoa Đẩu Số rất là rối rắm và có nhiều chỗ bất đồng, hầu như không có tính thống nhất.
Thậm chí khảo ngược lên nguồn gốc, có thuyết nói Đẩu Số bắt nguồn từ môn chiêm tinh của Ấn Độ truyền qua Tây Vực vào Trung Quốc; hoặc có thuyết nói Đẩu Số có nguyền gốc từ Quỷ Cốc Tử thời Chiến quốc; lại có thuyết nói rằng Đẩu Số vốn xuất phát trực tiếp từ Đạo Giáo…
Đối diện với các thuyết khác nhau như triên, người ta không khỏi hoài nghi, rốt cuộc thì sự thật là thế nào? Thực ra đối với các khoa mệnh lý học của người Trung Hoa, về căn bản đều đã có cơ sở rất sớm từ thời Chiến Quốc. Đến thời Hán thì các học thuyết về chiêm tinh, mệnh lý… mới định hình và có một bước tiến dài như đã trình bày.
Vì vậy, các môn học này đều đã trải qua sự biên tập, chú giải, giai cách, bổ sung của nhiều bậc tiên hiền, tuyệt đối không thể chi do một người mà hoàn thành được, cũng giống như tác phẩm Chu Dịch đã trải qua một thời gian dài mới kết tập vào đời Chu, sau đó lại trải qua mấy ngàn năm với vô số người chú giải mới có được diện mạo như ngày hôm nay. Khoa mênh lý Tứ Trụ và khoa mệnh lý Đẩu Số dường như cũng đã trải qua những diễn biến truyền thừa gần giống như vậy. Do đó, chúng đều hàm chứa sự kết tinh của biết bao trí tuệ trong một bối cảnh lịch sử dài hàng ngàn năm mới thành như ngày nay.
Đến cuối thời Tây Hán, vì thuyết phu mệnh của Đạo gia rất là thịnh hành, nên đã cung cấp cho Tinh mệnh học một sức kích thích rất lớn, dẫn tới việc làm chỗ dựa cho lập luận của các bậc tiên hiền, rồi trải qua sự kế tục và phát sự phát dương của đời Đường, đến đời Tống thì càng hoàn bị hơn. Thuyết tinh mệnh từ thời cổ đại trải dài cho đến đây thì hoàn thành định luận.
Như đã biết, truyền thống mệnh lí học phát triển từ “Ngũ tinh chiêm“, mà “Thất chính tứ dư” là hệ thống thành thục sớm nhất. Ở các Thời đại Tần, Hán, Tam Quốc, Ngũ tinh thuật là lưu phái chính. Các chiêm tinh gia đêm đêm xem tinh tượng, dùng những suy diễn của thiên văn học liên hệ với các vấn đề nhân sinh mà hình thành môn thuật số có tính chuẩn xác. Nhưng do thiên văn quá nhiều biến hoá, cho nên người tinh thông Ngũ tinh chiêm vừa phải biết mệnh lý học, đồng thời cũng phải rành mạch về thiên văn học.
Có điều, nhan tài thì hiếm có, kết quả là, bậc trí giả hiểu biết thiên văn học chưu chắc đã có cơ duyên được truyền thưa “Thất chính tứ dư”, còn người chuyên nghiên cứu Thất chính tứ dư thì không tinh tường thiên văn, đến nỗi suy đoán sai lầm. Vì vậy, người dựng nên giàn giá không nhất định sẽ giải thích được về giàn dá, còn người giải thích được về giàn giá lại chưa chắc biết cách dựng lên giàn giá. Kết quả, Thất chính tứ dư đã phải nhận chịu một sự khiêu chiến rất lớn, nếu như không hồi ứng được tất sẽ bị thời đại đào thải.
Do đó, các nhà Mệnh lý học tựa hồ như đạt lấy tri tuệ về mệnh ly từ trong coi y linh, mang khoa Thất chính tứ dư ra diễn biến theo một hướng mới, thoát ly nguồn gốc vốn dựa vào các tinh tú thực, theo đó tiến vào một lãnh vực mệnh lý khác huyền diệu hơn.
Vào thời Đường, trải qua sự sửa đổi của Từ Tử Bình, một mệnh lý đại sư, kế thùa công trình nghiên cứu của Lí Hư Trung, nửa phần trước của Ngũ Tinh thuật được thu nạp, nhưng ông không bàn về các tinh tú thực của thiên văn, mà chỉ bàn về nguyên lý âm dương ngũ hành sinh khắc chế hoá, hoăn nữa còn phát triển rộng thêm, biến thành khoa mệnh lý Tứ Trụ. Từ hơn 1.000 năm trở lại đây, khoa mệnh lý này đã trở thành khoa mệnh lý chính tông, đã cắm rễ sâu vào nền văn hoá Trung Hoa.
Ở một phương diện khác, theo truyền thống, đời Tống có một nhà mệnh lý vào núi tu luyện, bắt đầu từ đó, một khoa mệnh lí hiếm thấy khác đã bắt đầu khai hoa kết quả, đó là khoa Đẩu Số. Về mặt hình thức, khoa Đẩu Số trích lấy hình thức tinh bàn của Thất chính tứ dư. Nhưng trên thực tế, khoa Đẩu Số hầu như thoát ly hoàn toàn với Thất chính tứ dư. Bởi vì, Đẩu Số tuyệt đối không sử dụng giàn giá của thiên văn học, mà là tự thành một cách thức riêng, chỉ dùng tinh tượng là vỏ bọc mà thôi.
Đời Tống sau khi khoa Đẩu Số xuất hiện, từ đó chỉ đơn truyền một thầy một trò, người học đều xem đó là thiên cơ, đã là thiên cơ thì không được truyền ra ngoài. Do đó khoa Đẩu Số không được như khoa Tứ Trụ là trải qua nhiều đời đều có học giả nghiên cứu, chẳng có bí tạng, mà toàn là phát biều công khai đè người đời cùng nghiên cứu, Vì vậy, khoa Tứ Trụ không có bí mật. Còn khoa Đẩu Số thì ngay cả khởi lệ cũng coi là bí truyền, kết quả là ngay cả việc dựng lên giàn giá cũng có nhiều thuyết khác nhau.
Khoa Tử Vi Đẩu Số do trải qua nhiều đời bí truyền, cho nên khởi nguồn thật sự cho nó chưa thể khảo cứu một cách tường tuận.
Đề cập đến vấn đề người sáng tạo mở đầu cho giai đoạn hình thành Tử Vi Đẩu Số, người ta vẫn phân vân không biêt đó có phải là tổ sư Hi Di Trần Đoàn đời Tống, hay là Lí Thuần Phong hoặc Viên Thiên Cương đời Đường, đến ngày nay giới nghiên cứu vẫn chưa giải quyết được nghi án này.