Thế thì định nghĩa về thể dụng rốt cục là thế nào ?
Trong hệ thống triết học cổ đại Trung quốc , khái niệm thể dụng xuất hiện từ rất sớm , hơn thế thể và dụng còn là hai khái niệm đối lập nhau . Thường người xưa cho rằng bản thân vạn sự vạn vật thậm chí là bản chất nội tại là thể , còn bề ngoài của sự vật tức là cái thể hiện ra bên ngoài là dụng . Thể là thể chất , dụng là biểu tượng , có thể thấy quan hệ giữa thể dụng , một nội một ngoại , một chủ một phụ . Dụng chủ yếu là phụ trợ cho thế . Mà ứng dụng vào trong mệnh lý học , cụ thể là vào trong mệnh cục tứ trụ bát tự , thể chính là đại diện cho chủ thể suy đoán mệnh , cũng chính là chủ nhân của mệnh cục ; còn dụng , chính là dụng thần , cũng chính là thần có ảnh hưởng lớn nhất , hữu dụng nhất đối với mệnh cục . Về thể dụng ứng dụng như thế nào trong mệnh cục , Từ Lạc Ngô trong “ Trích Thiên Tủy Bổ Chú ” đã nói “ lật giở cái học thuật số , nguồn gốc ở Dịch lý . Ví như quẻ Ly trong dịch , ngoại dương nội âm , là thể đó . Sơ hào biến là thành quả Cấn , nhị hào biến mà thành quẻ Càn , là dụng đó . Thể dụng trong mệnh lý , đều như thế cả ” .
Dựa vào thể dụng trong Dịch lý học , chúng ta có thể biết được thể dụng trong mệnh cục . Chủ thể của tứ trụ bát tự trong mệnh cục chính là thế , mà thiên can địa chỉ đại diện cho khí ngũ hành để mệnh cục có thể đạt được tới trung chính bình hòa chính là dụng . Nguyên văn nói “ Đạo có thể dụng , không thể nhất nhất luận giống nhau ” , từ đây có thể biết , các mệnh cục khác nhau , thể và dụng có thể phát sinh biến hóa khác nhau , nên khi chúng ta suy đoán mệnh cục , trước tiên cần xác định rõ được thể và dụng của mệnh cục , sau đó mới “ phù chi ức chi đắc kỳ nghi ” , căn cứ theo hợp hay không hợp của dụng thần , mà phù sức hay ức chế khí của ngũ hành , cuối cùng là xác định cát – hung – hoa – phúc của mệnh cục .